Kết quả 1 đến 8 của 8
  1. #1
    Ngày tham gia
    Sep 2015
    Bài viết
    0

    Tại nền hay tại Đá?? Anh em tư vấn giúp

    Tình hình là sức người có hạn, lựu đạn có chốt. Em rất bực và không hiểu tại sao bể của em sau nhiều tháng rồi mà rêu hại vẫn khủng khiếp dù đã dùng nhiều biện pháp ngăn chặn và hủy diệt mà vẫn không triệt để được bọn tảo nâu và rêu chùm hay rêu tơ gì gì đó trong bể. Tép chết hẳn một đàn do chiến tranh hóa học, cây, rêu trồng lại lần 3 mà vẫn ngắc ngoải vì rêu hại. Mong anh em có kinh nghiệm chỉ giúp xem có cách nào khống chế và tiêu diệt bọn này.
    Em xin tóm tắt quá trình diệt rêu như sau:
    Từ khi xuất hiện rêu nâu, bước 1 thay nước 80% 2 ngày một lần trong 3 tuần, giảm 4 bóng về 2 bóng: Kết quả, cây chết, rêu chết, tảo nâu sống nhăn răng.
    Bước 2: Đánh oxy già, 3 lọ/ 250L/ lần, sủi như nồi lẩu. Kết quả, tép chết, cá chết, rêu chết, tảo nâu đỡ, rêu hại vẫn cười.
    Bước 3 sắp làm: lật bể.....[IMG]http://www.*****************/forum/images/smilies/mad.png[/IMG]
    Thông số bể: 120x50x50
    Lọc 1DF1300+DF500+2 Lavie + 1 Váng, VLL: Bông, Nham thạch, Matrix... đủ cả
    Đèn 4b T5Ho 9 tiếng 1-4-4/ngày
    Đá Tiger+Ong đen cọ rửa sạch
    Nền dưới là nền trộn HVT cũ 1 năm + ADA 1 năm, Sỏi sạn 1 năm, dày 5cm, tiền cảnh gần như trơ, trên cùng là ADA mới xài từ tháng 5.
    Thời gian set bể được 4 tháng
    Bác nào có kinh nghiệm vụ này chỉ giáo cho em với, em chưa muốn làm bước 3. [IMG]http://www.*****************/forum/images/smilies/12.gif[/IMG]
    Vài hình ảnh minh họa:



    Thanks anh em đã đọc bài
    Quên mất, nhiệt độ bể cao 31~32 độ nên em làm cái quạt ô tô 21W kêu váng đầu giật về 29 độ. ???

  2. #2
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    4
    Mình dùng nền cũ đã lâu, hệ thống lọc cũng dùng lâu rồi và vll cũng thế. Khi set lai cũng có xáo trộn nhưng chưa tới lớp nền cũ vì trước đêm sỏi gần 20cm chỗ cao nhất, co2 thì rất tốt , đến rêu hại cũng thở ầm ầm, sau khi set lai thì chưa căm cây nhiều vì để chơi rêu, nghĩ nền cũ cũng không còn nhiều dd nên để vậy. Đánh oxi già thì sau 5 h thay 90% nước và bổ sung Mai việt. Sau mấy ngày rêu có giảm nhưng dc vài hôm lại thấy xuất hiện và dường như kháng thuooca luôn. 3 hôm nay đang tắt đèn chỉ mở 2 h buổi tối mà rêu hại vẫn chưa xi nhê gì, giờ bâu đầy cụm đàn thảo mới nhú rồi. Điên hết cả lòng mề. Bác nào thạo giúp em với.

  3. #3
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Em nhìn căng mắt vẫn không thấy rêu hại nhà bác đâu. Có vẻ như chỉ có tảo nâu [IMG]http://www.*****************/forum/images/smilies/smile.png[/IMG]

    Em xin phép ý kiến bừa vài điểm, theo mức độ quan trọng từ thấp --> cao:
    - Nền cũ (cỏ Nhật lên ngon chắc là nền cũ roài, nền mới khó trồng cỏ Nhật) tưởng như đã cạn dinh dưỡng, nhưng quá ít cây nên vẫn có thể thừa dinh dưỡng cho rêu. Bản thân rêu hại cần cực ít dinh dưỡng: em để chai nước Lavie tinh khiết xịn có nắp khá kín ở sát cửa sổ office, vài hôm sau đáy còn có rêu xanh lè
    - Rêu tơ thì gắp = tay và cắt hẳn lá bị nhiễm vứt đi. Rêu nhớt thì mún xử ngon. Rêu tóc xanh thì gỡ tay & thả tôm chợ. Vấn đề là ảnh khó xem nên chưa thấy nhà bác dính rêu gì.
    - Chỉ có vẻ dính nặng tảo nâu, mà cái tảo này giảm đèn rồi thì em xin phép có giả thiết: liệu bể bác có kê ở chỗ nhiều sáng không? Tắt đèn rồi nhưng bể chỉ cần tí ánh sáng le lói thì tảo vẫn cười phe phé ạ --> Chơi bài chùm chăn cho ấm bể thôi ạ. Nói chung rêu tảo sinh ra là do mất cân bằng dưỡng chất & ánh sáng, chứ đá thường vô can. Các yếu tố cây cỏ vi sinh nó làm bể sớm cân bằng, hút & xử lý các chất thừa, một thời gian sau nước ngon thì rêu tảo tự hết. Nếu bác đã trồng cây đủ dày, thì ánh sáng là cái đáng nghi ngờ nhất trong trường hợp này. Và nếu đèn đã được hạn chế, thì em nghi nhất là ánh sáng thiên nhiên trong phòng!
    - Còn 1 vấn đề khá đáng ngờ là việc bác oánh Old O2 [IMG]http://www.*****************/forum/images/smilies/biggrin.png[/IMG] quá mạnh. Liệu có làm tổn hại đến hệ vi sinh trong lọc và làm mất tác dụng xử lý hóa học của vi sinh không? Đây cũng có thể là nguyên nhân làm nước mất cân bằng, tạo điều kiện cho bác có 1 bể thủy sinh với màu nâu hoàn hảo [IMG]http://www.*****************/forum/images/smilies/biggrin.png[/IMG] tone sur tone với màu của đá [IMG]http://www.*****************/forum/images/smilies/biggrin.png[/IMG]

    P/S: à mà bác thử cái con nerita nhé ạ, giống đấy nó phang tảo nâu bất ngờ luôn đấy [IMG]http://www.*****************/forum/images/smilies/19.gif[/IMG] nó gặm cho sau 1 đêm có khi đá của bác trắng như núi đôi Ngọc Trinh

  4. #4
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi concuabaoto
    Em nhìn căng mắt vẫn không thấy rêu hại nhà bác đâu. Có vẻ như chỉ có tảo nâu [IMG]http://www.*****************/forum/images/smilies/smile.png[/IMG]

    Em xin phép ý kiến bừa vài điểm, theo mức độ quan trọng từ thấp --> cao:
    - Nền cũ (cỏ Nhật lên ngon chắc là nền cũ roài, nền mới khó trồng cỏ Nhật) tưởng như đã cạn dinh dưỡng, nhưng quá ít cây nên vẫn có thể thừa dinh dưỡng cho rêu. Bản thân rêu hại cần cực ít dinh dưỡng: em để chai nước Lavie tinh khiết xịn có nắp khá kín ở sát cửa sổ office, vài hôm sau đáy còn có rêu xanh lè
    - Rêu tơ thì gắp = tay và cắt hẳn lá bị nhiễm vứt đi. Rêu nhớt thì mún xử ngon. Rêu tóc xanh thì gỡ tay & thả tôm chợ. Vấn đề là ảnh khó xem nên chưa thấy nhà bác dính rêu gì.
    - Chỉ có vẻ dính nặng tảo nâu, mà cái tảo này giảm đèn rồi thì em xin phép có giả thiết: liệu bể bác có kê ở chỗ nhiều sáng không? Tắt đèn rồi nhưng bể chỉ cần tí ánh sáng le lói thì tảo vẫn cười phe phé ạ --> Chơi bài chùm chăn cho ấm bể thôi ạ. Nói chung rêu tảo sinh ra là do mất cân bằng dưỡng chất & ánh sáng, chứ đá thường vô can. Các yếu tố cây cỏ vi sinh nó làm bể sớm cân bằng, hút & xử lý các chất thừa, một thời gian sau nước ngon thì rêu tảo tự hết. Nếu bác đã trồng cây đủ dày, thì ánh sáng là cái đáng nghi ngờ nhất trong trường hợp này. Và nếu đèn đã được hạn chế, thì em nghi nhất là ánh sáng thiên nhiên trong phòng!
    - Còn 1 vấn đề khá đáng ngờ là việc bác oánh Old O2 [IMG]http://www.*****************/forum/images/smilies/biggrin.png[/IMG] quá mạnh. Liệu có làm tổn hại đến hệ vi sinh trong lọc và làm mất tác dụng xử lý hóa học của vi sinh không? Đây cũng có thể là nguyên nhân làm nước mất cân bằng, tạo điều kiện cho bác có 1 bể thủy sinh với màu nâu hoàn hảo [IMG]http://www.*****************/forum/images/smilies/biggrin.png[/IMG] tone sur tone với màu của đá [IMG]http://www.*****************/forum/images/smilies/biggrin.png[/IMG]

    P/S: à mà bác thử cái con nerita nhé ạ, giống đấy nó phang tảo nâu bất ngờ luôn đấy [IMG]http://www.*****************/forum/images/smilies/19.gif[/IMG] nó gặm cho sau 1 đêm có khi đá của bác trắng như núi đôi Ngọc Trinh
    Những điểm bạn nêu ra mình đều tìm hiểu rồi và cũng nghi ngờ về ánh sáng, hiện tại đang có 40 mún hạt lựu chiến đấu cần cù + đã từng có 10 Nerita là lượt khắp đá nhưng đa hi sinh vì Oxi già, liều lượng đánh của mình là còn ít ao với ngày trước, hồi chơi hồ Hà Lan toàn đánh hết một lố 12 lọ trong 1 tuần, bay cả rêu tóc luôn. Tết phải làm nguyên hộp 24 lọ về tắm. Nhưng làn nào cũng thay nước với bồi 2 Mai viet vào thì vẫn ngon thậm hó tép chẳng chết con nào. Giờ chỉ đang nghi đèn dùng lâu chua thay bóng nên mới như thế chăng?? Hoặc đá ong nó nhiều sét nên dư Fe khiến tảo nâu phát triển???

  5. #5
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    1
    Ca này khó [IMG]http://www.*****************/forum/images/smilies/biggrin.png[/IMG] chắc là phải thay từng thứ xem nguyên nhân do đâu thôi ạ, giống kiểu case máy tính Đông Nam Á hồi xưa, thay dần vào xem hỏng RAM, Chip hay là Main / AGP ... [IMG]http://www.*****************/forum/images/smilies/biggrin.png[/IMG]
    Mà sợ bác thật, chiến tranh hóa học như giáo phái AUM

    Trao đổi ngoài lề chút, nhưng em nghi ngờ tác dụng khử O2 già của Mai Việt như cách bác sử dụng. Em nghĩ men là để mồi cho vi sinh nó sản sinh, mà vi sinh thì không sản sinh nhanh được, phải có thời gian. Nên cái men đó chỉ có tác dụng bổ sung vi sinh trong nhiều ngày sau đó, chứ không "khử" được nước? Việc khử O2 già chủ yếu do thay nước làm loãng nồng độ?

  6. #6
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Vài hình cận cảnh rêu hại để các bác thăm bệnh cho nó nét. Thanks all!




    [IMG]http://www.*****************/forum/images/smilies/20.gif[/IMG][IMG]http://www.*****************/forum/images/smilies/31.gif[/IMG]

  7. #7
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Mình có chút góp ý với bạn :
    - Bị rêu hại thì đừng đánh hóa học bạn à . Bí bách khẩn cấp lắm mới dùng thuốc thôi .Cứ sinh học mà chiến bạn à
    - Bạn thả thêm mún đen loại nhỏ thôi 0.5cm là ok nhất và đừng cho cá ăn uống gì nha cứ để thế 10 ngày bọn nó xử hết tảo nâu
    - Rêu bám trên đá lũa mình đoán là rêu xám đen bạn đánh thuốc mới có màu tím đó loại này mình thả bút chì vào nó xử . Bạn chọn loại nhỏ thôi nó siêng to lười lắm
    - Thả thêm ít bèo hoặc cắm thêm cây cho nó hút bớt dinh dưỡng đê bạn .
    Chúc bạn thành công

  8. #8
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    1
    Hi, đúng là bị tảo nâu thì oải thật, em chơi bể bé tẹo mà cũng phát ngán cả lên với giống này! Em tắt đèn 3 ngày liền, thấy có vẻ đỡ rồi, [IMG]http://www.*****************/forum/images/smilies/smile.png[/IMG] Nhưng chưa rõ có triệt để được không!

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •