Trang 2 của 4 Đầu tiênĐầu tiên 1234 CuốiCuối
Kết quả 11 đến 20 của 34
  1. #11
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Cảm ơn các anh em đã đóng góp rất nhiều suy nghĩ cho một hệ thống lọc hoàn chỉnh để nuôi cá rồng. Riêng mình xin góp một ý nhỏ để các anh em suy nghĩ thêm: Hệ thống lọc nào hiện nay cũng có những ưu điểm và khuyết điểm, người chơi mới sẽ thừa hưởng kinh nghiệm của người đi trước; hệ thống lọc tràn, khoét đáy, bơm đẩy hút, hộp lọc nhiều ngăn, hộp lọc ngoài ... đều có những tiêu chuẩn kỹ thuật riêng nhưng có một điều ảnh hưởng khá quan trọng đến hệ thống lọc thường thấy mà các anh em quên phân tích đó là: Loại thức ăn dùng cá rồng và loại cá nuôi chung.
    Tùy đặc tính thức ăn, đặc điểm cá nuôi chung mà ta chọn hệ thống lọc tương đối thích nghi; ví dụ:
    + thức ăn:
    - Dế, côn trùng: khi cá rồng ăn đôi khi có những con thích xé nát mồi hoặc nhai nát rồi bỏ nhìn nước hồ rất dơ.
    - Cá mồi: nếu nhỏ quá thì dễ kẹt vào hộp lọc hay máy bơm, tệ nhất là nếu như xác cá chết kẹt và bị hút vào máy bơm đáy, vệ sinh rất cực.
    - Tép: Đây là loại mồi cũng dễ chết và dễ kẹt vào máy bơm y như cá mồi.
    - Ếch, nhái: đây là loại thích nhảy dễ dàng leo len lỏi từng góc kẹt trên của hồ như hộp lọc, khi chết phải vệ sinh ngay và có mùi rất khó chịu, dễ làm ô nhiễm nước.
    + Cá nuôi chung:
    Đối tượng nuôi phải được chọn rất kỹ để phù hợp với cá rồng, sao cho cá không là nguồn trung gian gây bệnh cho cá rồng (thông qua nguồn thức ăn), tận dung tốt thức ăn thừa của cá rồng, không tranh thức ăn (hoặc có nhưng rất ít) cá rồng, không vướng mắc kẹt vào hệ thống lọc ...
    Trên đây là một số vấn đề mình từng và đang gặp phải, mong các anh em suy nghĩ thêm

  2. #12
    Ngày tham gia
    Mar 2016
    Bài viết
    5
    Trích dẫn Gửi bởi le anh dung
    Cảm ơn các anh em đã đóng góp rất nhiều suy nghĩ cho một hệ thống lọc hoàn chỉnh để nuôi cá rồng. Riêng mình xin góp một ý nhỏ để các anh em suy nghĩ thêm: Hệ thống lọc nào hiện nay cũng có những ưu điểm và khuyết điểm, người chơi mới sẽ thừa hưởng kinh nghiệm của người đi trước; hệ thống lọc tràn, khoét đáy, bơm đẩy hút, hộp lọc nhiều ngăn, hộp lọc ngoài ... đều có những tiêu chuẩn kỹ thuật riêng nhưng có một điều ảnh hưởng khá quan trọng đến hệ thống lọc thường thấy mà các anh em quên phân tích đó là: Loại thức ăn dùng cá rồng và loại cá nuôi chung.
    Tùy đặc tính thức ăn, đặc điểm cá nuôi chung mà ta chọn hệ thống lọc tương đối thích nghi; ví dụ:
    + thức ăn:
    - Dế, côn trùng: khi cá rồng ăn đôi khi có những con thích xé nát mồi hoặc nhai nát rồi bỏ nhìn nước hồ rất dơ.
    - Cá mồi: nếu nhỏ quá thì dễ kẹt vào hộp lọc hay máy bơm, tệ nhất là nếu như xác cá chết kẹt và bị hút vào máy bơm đáy, vệ sinh rất cực.
    - Tép: Đây là loại mồi cũng dễ chết và dễ kẹt vào máy bơm y như cá mồi.
    - Ếch, nhái: đây là loại thích nhảy dễ dàng leo len lỏi từng góc kẹt trên của hồ như hộp lọc, khi chết phải vệ sinh ngay và có mùi rất khó chịu, dễ làm ô nhiễm nước.
    + Cá nuôi chung:
    Đối tượng nuôi phải được chọn rất kỹ để phù hợp với cá rồng, sao cho cá không là nguồn trung gian gây bệnh cho cá rồng (thông qua nguồn thức ăn), tận dung tốt thức ăn thừa của cá rồng, không tranh thức ăn (hoặc có nhưng rất ít) cá rồng, không vướng mắc kẹt vào hệ thống lọc ...
    Trên đây là một số vấn đề mình từng và đang gặp phải, mong các anh em suy nghĩ thêm
    Như vậy là bác Leanhdung cho cá ăn nhiều quá nên mới có tình trạng thức ăn dư thừa rồi bị vướng mắc vào hộp lọc . Mình thì chưa bao giờ gặp tình trạng như vậy vì mình thường cho ăn từ từ vừa đủ (1 hoặc 2 lần/ ngày , Nói chung là chưa bao giờ cá mình được ăn no ) do vậy chả bao giờ có thức ăn thừa cả , Vừa thả xuống là đã mất tích rồi . Riêng về cá mồi thì mình hiếm khi cho ăn để tránh bị nấm hoặc cá rượt bắt mồi bị sứt môi rụng vẩy .

  3. #13
    Ngày tham gia
    Apr 2016
    Bài viết
    44
    Riêng cá nhân tôi, những thức ăn dư thì phải vớt ra ngay chứa không để nó hút vô hệ thống lọc. Tại vì đồ ăn dư làm nước dơ rất là nhanh. Không như phân cá có vi sinh tiêu thụ.

  4. #14
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi laohac04
    ...may là không chết nhưng mà gẫy hết cả vy và đuôi mất rồi...Tiếc quaaaaaaa..[IMG]http://www.*****************/forum/images/smilies/sad.gif[/IMG]
    Cá của Bác đẹp vậy mà cụt hết … Chật … chật … eo ui .!.!.!… Đúng là tiếc thật xin chia buồn cùng Bác … (mà cá của Bác là “chân dài thứ thiệt”, không tiếc sao được).

    Cá của Traitimcodon cũng bị trường hợp tương tự như Bác vậy và sau khi Traitimcodon đưa tin lên thì cũng có một số người chia sẻ và Traitimcodon cũng báo tin vui cho Bác rằng, ngoài Bác và Traitimcodon ra, còn rất nhiều người cũng bị trường hợp gẫy hết vi đuôi và sau một thời gian cá cũng lành và phát triển bình thường thôi, Bác yên tâm nhé.

    Chúc cá của Bác mau bình phục.

    (PS: Bác có thể tham khảo thêm ở đây nè ---> http://www.*****************/forums/sh...ad.php?t=21860)

  5. #15
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    @Bác Sea69: Em xin lỗi bác nhé, hẹn bác mà giờ vẫn phải ở trên Lào Cai chưa về được nhà gặp bác...Có lẽ phải thất hẹn bác lần này...
    @Bạn Lê anh Dũng...Về vấn đề thức ăn cho cá: Theo tôi là nên cho các ăn vừa đủ, hoặc cho đói đói 1 chút cũng chẳng sao cả đâu, cho thức ăn thừa vừa làm cho chất lượng nước kô tốt vừa làm cho cá cảm giác no không chịu săn mồi, dễ dẫn đến biếng ăn
    Cá rồng là loài cá khỏe và phàm ăn, nên với tôi không kiêng khem việc thức ăn cho cá lắm, nhà có gì thì cho ăn đó, cá được ăn nhiều loại thức ăn nên đủ chất và không khảnh ăn...tôi chỉ nghĩ đơn giản: cứ như bà xã chửa đẻ...ăn khỏe nhiều thứ thì khắc mẹ khỏe con khỏe, không bổ ngang thì bổ dọc, chăng đi đâu mà thiệt...hihiih...[IMG]http://www.*****************/forum/images/smilies/21.gif[/IMG]
    Với cá nuôi chung...hiện tại trong bể cá rồng của tôi có 4 chú Hồng két bằng bàn tay, 1 chú Thái Hổ, 1 chú Sam...nuôi chung hồng két và thái hổ tôi thấy có điểm lợi: đó là 2 loại cá này rất dễ thay đổi mầu sắc do phẩm chất nước mang lại, vậy nên khi nào mà chúng có đốm đen là khi đó phẩm chất nước đã có vấn đề...tôi thay nước luôn....Nhưng bất lợi ở chỗ chúng là loài ăn cực khỏe nên nhiều khi tranh ăn cả của cá rồng, nên với mỗi loài lại phải có cách cho ăn riêng đâm tốn thời gian.
    Việc ghép đôi sông chung với cá rồng cũng rất dễ chứ không khó lắm. Khi cá còn nhỏ tính hiếu thắng của cá rất lớn, lúc này không nên ghép vội. Lớn 1 chút bản tính hung hăng của cá cũng bớt đi, lúc này ghép là vừa nhất, nhưng chú ý không nên chọn cá ghép cùng rồng lớn quá dễ bắt nạt lại cá rồng, cũng không nên chọn cá nhỏ quá dễ bị cá rồng đánh đuổi đến nhát bỏ ăn rồi chết...
    Trên đây chỉ là chút kinh nhiệm ghép của tôi...Mong mọi người cùng có những chú cá đẹp để ngắm
    Note: Híc...các bác ơi! Đi laocai lâu quá ở nhà nhờ các cụ trông nom hộ bể cá...hôm rồi chú rồng của tôi chắc đói đội nắp chui ra...may là không chết nhưng mà gẫy hết cả vy và đuôi mất rồi...Tiếc quaaaaaaa..[IMG]http://www.*****************/forum/images/smilies/sad.gif[/IMG]

  6. #16
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Hả???
    Traitimcodon oi! bạn nói thật đấy chứ? Tôi đang tiếc đứt ruột đây này...nhận được thông tin của bạn tôi mừng muốn rớt nước mắt..vậy là tôi an tâm rồi..Cục cưng oi! giờ thì cố mà ăn nhiều vào cho chân tay được mượt mà nha..[IMG]http://www.*****************/forum/images/smilies/8.gif[/IMG]
    Ah Traitimcodon oi! theo bạn giờ mình có phải cho thêm thuốc thang gì vào để kích thích cho nó lành nhanh không? Cá mình đã được tuổi rưỡi rồi ah..Mình sợ nó bắt đầu già rồi khó lành...[IMG]http://www.*****************/forum/images/smilies/21.gif[/IMG]
    Tkssssssssssssssss

  7. #17
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi laohac04
    Cục cưng oi! giờ thì cố mà ăn nhiều vào cho chân tay được mượt mà nha..[IMG]http://www.*****************/forum/images/smilies/8.gif[/IMG]
    Ah Traitimcodon oi! theo bạn giờ mình có phải cho thêm thuốc thang gì vào để kích thích cho nó lành nhanh không? Cá mình đã được tuổi rưỡi rồi ah..Mình sợ nó bắt đầu già rồi khó lành...[IMG]http://www.*****************/forum/images/smilies/21.gif[/IMG]
    Hề ... hề ... hề ...

    Có người chia sẻ nên vui rồi chứ giề ...

    Theo Traitimcodon nghĩ cá của Bác "củ" hơn (già hơn) cá của Em nên thời gian chắc chắn sẽ lâu hơn nhiều, Traitimcodon đã chứng kiến một con cá Rồng có tuổi cũng cỡ như cá của Bác có tốc độ lành đuôi chậm đến chóng mặt ... [IMG]http://www.*****************/forum/images/smilies/24.gif[/IMG] ... Tuy nhiên, Bác yên tâm ... bộ đuôi sau của con cá Em bây giờ đẹp hơn trước nhiều ... nhiều lắm ...

    Bác cứ cho ăn uống thoải mái đi cá rồng không ăn rau muống giống như người nên không phải sợ "lồi đuôi" ... [IMG]http://www.*****************/forum/images/smilies/24.gif[/IMG] .... Một kinh nghiệm rút ra được sau sự cố này là muốn bộ đuôi cho thật đẹp thì Bác phải chú ý thật nhiều đến nguồn nước nhé, ... Thật ổn định, ... và ổn định.

    Chúc cá Bác mau bình phục ...

    (Bác có thể tham khảo thêm bài mới này nè ---> http://www.*****************/forums/sh...707#post292707)

  8. #18
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    wao hay wá, để mình thử cái đã, mà mình phải đặt n` ta làm loại hồ đó hả bạn!!!

  9. #19
    Ngày tham gia
    Dec 2015
    Bài viết
    22
    Tuần sau tôi sẽ lấy hồ cá về, sẽ post hình lên để các bạn tham khảo. Không cần phải đục lỗ dưới đáy và cũng sẽ giải quyết vấn đề váng trên mặt nước.

  10. #20
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Hy vong bac Xichlong post sơm lên để mọi người còn học tập

Trang 2 của 4 Đầu tiênĐầu tiên 1234 CuốiCuối

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •