Trang 1 của 2 12 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 16
  1. #1
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

    Hướng dẫn nuôi cu khách!

    Mình là nam hay nữ không quan trọng đâu!
    Bí quyết để nuôi được một cu khách hay là:
    1. Phải tìm được một ổ cu non (chưa biết bay, lông tơ còn, hoặc mọc lông ống sơ sơ), có thể hỏi người khác để mua, hoặc có thể mua lại cu của người khác nuôi lên, nhưng mà cườm chỉ mới mọc thôi nha, chưa mọc cườm thì càng tốt!

    2. Nếu cu còn tơ, có thể nhai gạo thành nnhor vụn, cho miệng nó vào miệng của bạn, nghe ghê ghê nhưng vui lắm, chim sẽ tự rúc tìm gạo trong miệng của bạn để ăn, như rúc trong miệng chim mẹ vậy! Không nên cho chim đậu giữa lòng bàn tay, vì giữa lòng bàn tay thường có mồ hôi chảy, rất độc và gây hại cho chân chim, nếu cho đậu nhiều lần sẽ làm cho cu bại liệt ở chân. Nên cho nó đậu ở cánh tay hoặc trên lưng bàn tay.

    3. Bạn nuôi dưỡng nó cẩn thận, tránh chó hay mèo vờn nó, treo lồng ở nơi nào yên tĩnh, ít người qua lại, mỗi khi bạn đến bên lồng thì nên thả cho nó vài hạt mè (vừng) hay ngô (bắp), làm nhiều lần thì nó sẽ mến bạn, bạn đến gần thì nó sẽ xông xáo như muốn tìm cách đến bên bạn (chim mến người), nhưng không được thả nó ra đâu nha! Vì nếu bnaj thả ra, nó sẽ bay đi mất đó, chỉ cần nó tập vỗ cánh vài bữa là có thể bay xa, bay cao.

    4. Mỗi khi đến bên lồng, giai đoạn cườm bắt đầu mọc, bạn nên tập phát âm giống như tiếng chim gù, nghe như "cục cu, cục cu..." càng về sau thì âm thanh đó càng nhanh, như muốn hối thúc điều gì đó, đây là bí quyết để chim có giọng gù hay, không nên phát ra âm thanh "cục cu cu cu" như khi cu gáy, vì khi người lạ vào thì chim gù nghe mới hay.

    5. Phải kiên nhẫn, luyện tập thường xuyên, ban đầu chim sợ nên nó né bạn, sau thì quen, thỉnh thoảng khi nó sung lên nó sẽ gù lại bạn.

    6. Một số người khi gù với chim thì hay gật gật đầu như cúi chào nó, hay nói đúng hơn là giống như hai con chim cu đang gù nhau, một số cao thủ khác lại sử dụng bàn tay, đưa lên đưa xuống trước mặt nó, vừa đưa lên đưa xuống miệng vừa gù. Các bậc tiền bối thì sau mỗi lần tập cho nó như vậy thường thả cho nó vài hạt vừng (mè) để kích thích nó, như huấn luyện viên đang luyện các con vật trong gánh xiếc.

    7. Thỉnh thoảng mang cu ra phơi nắng, đặt lồng tiếp xúc với mặt đất, thả vài hạt vừng hoặc ngô cho chim mổ ăn, và cho nó tự ăn đất để bổ sung một số chất khoáng mà nó thiếu. Nhưng hạn chế việc mang chim ra ngoài, hoặc cho chim tiếp xúc với người lạ. Khi chim đã nổi lửa hay sung thì nó gáy lại với bạn, nhiều khi bạn đến chưa gần lồng là nó đã gáy chào đón bạn rồi!

    8. Khi nó sung, tức đã lên lửa nhiều, bạn nên để nó ở nơi đó và tập luyện nhiều để cho nó đứng chim. Sau đó mới chọn một nơi thích hợp để treo chim. Tốt nhất là chọn nơi nào thường xuyên có người vào ra, có thể là trong nhà nơi gần cửa ra vào, hoặc ngoài sân.

    Chúc bạn sớm thành công!

  2. #2
    Ngày tham gia
    Apr 2016
    Bài viết
    16
    Khi chim mọc cườm đầy đủ, cho nó "đứng" chim rồi mới đưa ra chỗ ở mới, tức là treo lồng ở vị trí mới. Cu mồi thì thường gáy và gù khi được treo lồng ở nơi mới, còn cu khách thì hơi ngược lại, nó chỉ thích ở nơi cũ thôi!

  3. #3
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Điều quan trọng là để chim ở lối có người hay qua lại

  4. #4
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    1
    Trích dẫn Gửi bởi Hiền cô nương
    Khi chim mọc cườm đầy đủ, cho nó "đứng" chim rồi mới đưa ra chỗ ở mới, tức là treo lồng ở vị trí mới. Cu mồi thì thường gáy và gù khi được treo lồng ở nơi mới, còn cu khách thì hơi ngược lại, nó chỉ thích ở nơi cũ thôi!
    Bác cho EM hỏi có cánh nào làm ngược lại không?
    Tức là từ cu khách gù người luyện thành gù cu

  5. #5
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    cám ơn bạn đã chia sẻ kinh nghiệm, nhưng mình thấy cách cho ăn sợ quá!

  6. #6
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    8. Khi nó sung, tức đã lên lửa nhiều, bạn nên để nó ở nơi đó và tập luyện nhiều để cho nó đứng chim. Sau đó mới chọn một nơi thích hợp để treo chim. Tốt nhất là chọn nơi nào thường xuyên có người vào ra, có thể là trong nhà nơi gần cửa ra vào, hoặc ngoài sân.--kết câu này

  7. #7
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Cho chin ăn bằng cách nào cũng được. Những người sợ dùng miệng thì cho ăn bằng bơm tiêm hoặc túi nilon cũng không sao. Khi con chim nó lớn, nó sung nó vẫn gù người như thường. Nói chung là nuôi con cu khách là dễ nhất rồi. Chỉ lưu ý lúc chim non là có nhiều rủi ro thôi ạ

  8. #8
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Không cần tập gì đâu bạn ơi, chỉ cần chăm sóc tốt và treo nơi có người qua lại là nó ghiền người ngay.

  9. #9
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    tôi thấy các cụ ngày xưa nuôi chim cu nói lại là vẫn cho chim rúc vào miêng mình ăn có sao dâu . các cụ vẫn sống dến 8,90 tuổi . quan trọng là có niềm dam mê hay ko và cho con chim ăn uống phải dủ chất chim mới khỏe dc . chả riêng gì chim cu chim nào nuôi non mà bị thiếu can xi dều bị liệt chân .

  10. #10
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    tôi thấy các cụ ngày xưa nuôi chim cu nói lại là vẫn cho chim rúc vào miêng mình ăn có sao dâu . các cụ vẫn sống dến 8,90 tuổi . quan trọng là có niềm dam mê hay ko và cho con chim ăn uống phải dủ chất chim mới khỏe dc . chả riêng gì chim cu chim nào nuôi non mà bị thiếu can xi dều bị liệt chân .

Trang 1 của 2 12 CuốiCuối

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •