Trang 1 của 4 123 ... CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 31
  1. #1
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

    Lá cây chữa đi ngoài cho chim - cây này là cây gì ?

    Em ở SG, có người bạn ở Hải Phòng nói chữa đi ỉa bằng lá này rất hiệu quả........Nhờ các Huynh có kinh nghiệm xem dùm xem đây là cây gì, vì a này không biết tên loại cây này.......

    Mấy anh cho tên chuẩn dùm e nhé, nếu nó có nhiều tên thì cho e thêm các tên khác, để có gì e hỏi thăm người trong Nam này tìm cho dễ. Cám ơn mấy anh










  2. #2
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    đây là cây yên bạch lá có chứa hàm lượng kháng sinh cao có thể dùng làm chất kích kháng.

  3. #3
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Là cây Cỏ Hôi bác ạ. Có thể chữa đứt tay hay như theo một số anh em nó còn tác dụng trị bệnh tiêu chảy cho chim nữa đấy. Bác xem thêm ở đây nhé !

    http://vietbao.vn/Suc-khoe/Co-hoi-kh...735207929/526/

    Thân,

  4. #4
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Dạ cám ơn anh Bảo, hóa ra là nó. Cái này em đã nghe nhiều người chỉ rồi, tại k biết hình dạng ra sao

  5. #5
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Cây này có nhiều tên gọi lắm: Cây cộng sản, cỏ Lào, cây phân xanh bác ạh, chữa đi ngoài, cầm máu ... rất tốt<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:PunctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w[IMG]http://www.*****************/forum/images/smilies/biggrin.png[/IMG]ontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]--><font face="&quot">Theo kinh nghiệm dân gian cổ truyền, cỏ lào được dùng để điều trị nhiều căn bệnh như: Lỵ cấp tính, viêm đại tràng, ghẻ lở, cầm máu, chống viêm, chữa liền vết thương. Chúc bác vui.</font>

  6. #6
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    tất cả các bác đều nói đúng, cây này ở mình mọc bạt ngàn chắn cả lối đi mồi cu luôn he he, Tâm ơi bo bo ở Phan rang khoảng 20k - 25k/kg thôi

  7. #7
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Em đang cho ăn thêm Mằn ri, tối nay bôi thuốc tiếp hehe

  8. #8
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Cây này có nơi gọi là cây "lá tàu bay".Trước đây, người dân làm ruộng thường lấy cây này băm nhỏ rồi ủ thành phân bón ruộng nên con gọi là cây phân xanh.Loại cây này có thể cầm máu,chữa đi ngoài.

  9. #9
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    chính xác thì không phải cây tàu bay đâu (thuat thuy) à. Cây này em thấy để chữa bệnh cho người nhiều hơn nhỉ anh Tam, [IMG]http://www.*****************/forum/images/smilies/smile.png[/IMG]. Thân!

  10. #10
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Cây này gọi là cây Cộng sản, Tàu bay có.v.v... Cây này dùng để chữa trị bệnh ỉa chảy là hay lắm, ng củng ùng được nó rất tốt và đây là bài thuốc chữa trị cho cugay bằng loại dược thảo này:
    Trị bệnh cho Cu gáy bằng dược thảo có sẵn trong thiên nhiên.
    Cây phân xanh bài thuốc trị đi ỉa phân lỏng, tiêu chay cho gia cầm gia súc và nhất là cu gáy. trên diẽn đàn ae nào có cu gáy bì đi ỉa thì lấy ít đọt cây phân xanh " hay còn gọi là cây công sản" chuyên trị đi ngoài trong vòng 3 đến 4 ngày là khỏi. ae cứ thử sẽ thấy tác dụng kỳ diệu của hoạt chất tự nhiên từ cây này. ae tôi đã làm thử và rất tác dụng, có thể khỏi ngay trong ngày thứ 2, tuy vậy nó có mùi rất khó chịu . tôi đã áp dụng , ko thể tả bằng lời được hãy thử sẽ rõ. bác nhật đã chia sẻ kinh nghiệm trị đau mắt cho cu gáy thì tôi cũng xin chia sẻ từ bài thuốc này, tôi cũng tình cờ phát hiện ra mới thời gian gần đây.
    Cỏ Lào còn có tên là Yến Bạch, Cỏ hôi, Cỏ Việt Minh, Cây Cộng sản, Cây Lốp bốp, Cây Ba bớp, Cây Phân xanh, Cỏ Nhật. Tên khoa học: Chromolaena odorata (L) King et Robinson hoặc Eupatorium odoratum L. Họ Cúc (ASTERACEAE).
    Cỏ Lào là một loại cây nhỏ mọc thành bụi, thân hình trụ thẳng cao tới hơn 2 mét, có nhiều cành. Lá mọc đối, lúc non hình tam giác, dài 5 – 10cm, rộng 3 – 6cm; khi cây trưởng thành, lá biến dạng thành hình quả trám lệch. Đầu lá nhọn, mép có răng cưa thưa, có lông thưa và ngắn ở cả hai mặt lá và ngọn cành. Vò lá và cành non có mùi thơm hắc. Cụm hoa đầu, hình trụ dài 9
    - 11mm, đường kính 5 – 6mm. Lúc mới nở, hoa màu xanh tím nhạt, sau trắng. Quả bé, nhỏ dài, đầu có túm lông nên có thể phát tán đi rất xa nhờ gió. Mùa hoa tháng 11 – 12 dương lịch.
    Ở Việt Nam, Cỏ Lào phân bố nhiều nhất ở trung du, miền núi thấp, ngay ở ngoại thành Hà Nội cũng thấy những bụi lớn cỏ Lào mọc ven đường. Cây có thể sinh sản vô tính rất mạnh. Ngọn non, cành già bẻ trụi lá, cắm xuống đất chỉ một tuần sau là mọc rễ trắng. Chặt cây sát gốc càng đâm chồi mạnh. Mãi đến năm 1935 các nhà thực vật học mới ghi nhận cây Cỏ Lào ở Việt Nam. Vì vậy nó có tên là Cỏ Nhật, Cỏ Việt Minh, Cây Cộng sản. Các nhà khoa học nông nghiệp thấy nông dân hái ngọn và lá Cỏ Lào làm phân xanh nên nghiên cứu thành phần hoá học thấy giàu đạm, lân, kali. Lá và ngọn non cỏ Lào chứa: Đạm 2,65%, Kali (K2O) 2,48%, Lân (P2O5) 0,5%, tanin, ancaloid, tinh dầu.
    Năm 1976, Viện Nghiên cứu Y học quân sự công bố kết quả nghiên cứu: Tác dụng chống viêm, tác dụng kháng khuẩn, liều độc của Cỏ Lào. Tác dụng chống viêm: Lá, thân, rễ Cỏ Lào đều có tác dụng, nhưng lá mạnh hơn cả. Tác dụng kháng khuẩn: Nước sắc Cỏ Lào có tác dụng ức chế vi khuẩn gây mủ trên vết thương và ức chế trực khuẩn lỵ Shigella.
    Liều độc LD 50 trên chuột nhắt: Thân 160g/kg thể trọng. Lá 135g/kg thể trọng. Rễ 120g/kg thể trọng.
    * Năm 1983 chúng tôi đã nghiên cứu xác định:
    Hiệu lực kháng khuẩn của Cỏ Lào theo tháng và theo tuổi. Ngọn non và lá bánh tẻ thu hái trong các tháng đều có hiệu lực như nhau. Ngọn có nụ hiệu lực kháng khuẩn kém (điều này khác với các dược liệu khác, khi có nụ là lúc hoạt chất cao nhất).
    So sánh giữa dược liệu tươi, khô và các dung môi chiết suất khác nhau thấy: Dược liệu tươi chiết bằng nước nóng 80oC ít tạp chất và có hiệu lực kháng khuẩn cao nhất, so với dược liệu khô và dung môi cồn. Cao đặc và cao khô (chiết từ dược liệu tươi bằng nước nóng 80oC) bảo quản được lâu (sau 1 năm không mốc) và giữ nguyên hiệu lực kháng khuẩn. Cao khô Cỏ Lào hút nước mạnh hơn cao khô dược liệu khác.
    Chúng tôi thấy rằng sử dụng Cỏ Lào làm nguyên liệu sản xuất thuốc kháng viêm, kháng khuẩn thực vật, bổ sung cho các thuốc kháng khuẩn chế từ vi sinh vật đang bị kháng thuốc là một hướng mới cần được chú ý.
    Th.S Mai Mạnh Tuấn, Khoa Nghiên cứu Đông y Thực nghiệm bệnh, Viện Y học Cổ truyền T.Ư cho biết. Ví dụ như điều trị vết loét do biến chứng ở bệnh nhân đái tháo đường. Thông thường, những bệnh nhân này phải mang thương tật suốt đời hoặc phải cắt bỏ chi trở thành tàn phế.
    Để điều trị, bác sĩ dùng tiêm một ít tế bào vào dưới vùng thương tổn để hỗ trợ các tế bào khu vực đó. Sau đó, trộn một ít hỗn hợp gel – tế bào gốc bôi lên bề mặt vết thương.
    Chỉ sau 3 tháng điều trị, mỗi tuần ghép tế bào 2 lần, vết loét của bệnh nhân có thể liền hẳn. Ngoài ra, ghép tế bào gốc còn được ứng dụng trong điều trị ung thư, ghép giác mạc và phẫu thuật thẩm mỹ.
    Tuy nhiên, theo Th.S Mai Mạnh Tuấn, hiện nay, việc nuôi cấy tế bào gốc còn đang gặp nhiều khó khăn, trong khi đó, nhu cầu điều trị lại rất lớn.
    Theo kinh nghiệm dân gian cổ truyền, cỏ lào được dùng để điều trị nhiều căn bệnh như: Lỵ cấp tính, viêm đại tràng, ghẻ lở, cầm máu, chống viêm, chữa liền vết thương…Nghiên cứu trên bệnh nhân bỏng cho thấy, dịch chiết từ lá cây cỏ lào có hiệu quả ức chế vi khuẩn mạnh, có tác dụng kích thích biểu mô liền vết thương và giảm sưng viêm. Ngoài ra còn có tác dụng chữa vết thương ở mắt do xước hoặc loét giác mạc.
    Thân chào!!!

Trang 1 của 4 123 ... CuốiCuối

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •