Trang 1 của 2 12 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 20
  1. #1
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Bác cứ vạch giữa đỉnh đầu nếu có cái lông đen to như tóc lấy nhíp nhổ đi nếu vẫn thế thì Pótay thôi.

  2. #2
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0

    Cách trị chim bị tật ngưỡng thiên ?

    Tôi có một con cu bổi bị tật ngưỡng thiên, nó ngoái đầu lên nóc lồng rồi ngã ngữa ra phí sau. Chú này đã được khoảng > 04 tháng lồng; đã gáy, gù ...nhưng nhìn nó ngoái ngoái rồi ngã ngữa ra sau trông rất chướng mắt. Có bác hướng dẩn không cần che áo lồng xung quanh, chỉ che trên nóc lồng cho nó không nhìn lên mà chỉ nhìn xung quanh; cách này đã làm hơn tháng nay nhưng chưa có kết quả.
    Xin hỏi các Bác có cách gì để trị cái tật này không ( trị bằng mẹo hay trị bằng thuốc, khoáng chất ??? ). Cám ơn nhìu.

  3. #3
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Cho ra lồng lớn kết hợp phơi nắng, hạ thổ nhiều hơn một chút là ngon lành ngay bác ạ !

    Thân,

  4. #4
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Chào bạn :
    - theo như chim hót , lộn mèo ngoái cổ chỉ có cách ra lồng lớn ( đủ khoảng không để bay nhảy , hơi bị lớn lắm luôn nhá hihi) nuôi hi vọng hết ( nhưng thời gian hơi lâu , có khi hơn mùa lông ) , còn 1 cách nửa bạn thử xem nhé , gắn 1 cái đỉa cd ( hư củ gì dc ráo ) vào nóc lồng hướng mặt bóng xuống chim , chúc thành công

  5. #5
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Cám ơn bác Giothoc, như bác trình bày thì đúng là nó bị bệnh "ngưỡng thiên " chứ không phải tật. Để ra cửa hàng thú y mua thuốc ngoái cổ cho trị thử xem sao.

  6. #6
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi hieu11
    Tôi có một con cu bổi bị tật ngưỡng thiên, nó ngoái đầu lên nóc lồng rồi ngã ngữa ra phí sau. Chú này đã được khoảng > 04 tháng lồng; đã gáy, gù ...nhưng nhìn nó ngoái ngoái rồi ngã ngữa ra sau trông rất chướng mắt. Có bác hướng dẩn không cần che áo lồng xung quanh, chỉ che trên nóc lồng cho nó không nhìn lên mà chỉ nhìn xung quanh; cách này đã làm hơn tháng nay nhưng chưa có kết quả.
    Xin hỏi các Bác có cách gì để trị cái tật này không ( trị bằng mẹo hay trị bằng thuốc, khoáng chất ??? ). Cám ơn nhìu.
    Chào bạn ,
    Lúc trước mình co 2 con mồi bịnh ngưỡn thiên , một con bị tai nạn trong lúc đi gác ( di chuyển ) sụp ỗ gà làm no giật mình kẹt đâu vào lòng , nên người chũ nó không thích nữa nên bán lại cho Hai Việt , vê nhà Hai việt trùm áo lòng hơn 2 tuần , thì hết bịnh ngưỡn thiên , đi gác vẫn bình thường , thấy vậy có anh bạn cũng bán con mồi ngưỡn thiên , nhưng con nầy chĩ ngưỡn thiên khi nào có người lạ nhìn , đặc biệt gác rất hay , khi đụng bỗi không bao giờ bỏ gù , mình ghĩ có thễ giống con trước trùm áo vài tháng sẽ hết , nào ngờ nó là tật không có cách chữa , mua về đi gác thì OK lắm , nhưng chĩ buồn khi có bạn bè hay khách quý tới chơi , mà em nó cứ bật ngữa ra , trông chướng qua nên Hai Việt cho em nó về với rừng , không thấy người chắt em nó giờ đây không còn hướng thiên rùi .
    Tóm lại bịnh thì may ra còn có thuốc chữa , hoặc chữa mẹo , chứ là tật thì pó tay luôn , chúc các bạn tìm đúng cách chữa tri em nó , Thân .

  7. #7
    Ngày tham gia
    Mar 2016
    Bài viết
    0
    Giải pháp cho nó về rừng như bác hai là thượng sách, trước con có 1 con cũng may suýt dùng hạ sách cho nó hướng Địa. mạng nó lớn lên nó vẫn còn sống và giờ ko con bật tôm nữa mà gáy từ sáng tới chiều bất kể giờ nào.

  8. #8
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi hoctro_mechim
    Cho ra lồng lớn kết hợp phơi nắng, hạ thổ nhiều hơn một chút là ngon lành ngay bác ạ !

    Thân,
    Làm theo hướng dẫn của Bác, hơn 01 tuần nay cho vào lồng nhỏ không còn thấy chú nó ngoái cổ ngã ngữa nữa, thành thật cám ơn Bác nhiều, nhiều....

  9. #9
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    2
    Trích dẫn Gửi bởi hieu11
    Làm theo hướng dẫn của Bác, hơn 01 tuần nay cho vào lồng nhỏ không còn thấy chú nó ngoái cổ ngã ngữa nữa, thành thật cám ơn Bác nhiều, nhiều....
    Như vậy thì chắc chắn có 3 người (trong đó có cmình) nói rằng bệnh (tật) ngoái thiên là chữa được , sao có người lại khẳng định là không?! he he!
    Chữa được đới, nhưng phát hiện sớm và phải có đúng cách mới ổn!
    Chúc mọi người có nhiều niếm vui!

  10. #10
    Ngày tham gia
    Jan 2016
    Bài viết
    0
    Bàn về tật ngường thiên của chim gáy thì chia ra hai trường hợp!
    Trưòng hợp 1: chim gáy bị bệnh mà dẫn tới việc bị ảnh hưởng thần kinh nên sinh ra vậy! Ví dụ: chim bị nhiễm vi rút gây nên bệnh Niêu- cát - xơn, do vi rút này tiết ra một loại độc lực làm huỷ hoại thần kinh của chim gáy,nên hệ thần kinh trung ương của chim gáy bị tổn thương dẫn tới bị bệnh ngoái thiên và các triệu chứng thần kinh khác (ta tạm gọi là để lại di chứng thần kinh!). Trwongf hợp này do hệ thần kinh bị tổn thương nên rất khó bình phục như ban đầu.
    Trường hợp hai: do tố chất của chính chú chim gáy (theo kinh nghiệm của tôi thì thường là những chú chim gáy mà khi ở rừng mà lúc đấu với chim mồi hoặc chim khád có hành vi bay vút lên cao rồi buồm (dang cánh) về cây đấu thì thường hay bị bệnh này. Thêm nữa gặp người nuối chưa có kinh nghiệm, cho vào lồng quá rộng, lại sáng ở trên nóc (đỉnh) lồng, sau nhiều lần ngửa cổ tìm đường ra khỏi lồng khi tiếp xúc với người mà sinh ra tật. Trường hợp này chữa được nếu phát hiện sớm thì nhanh khỏi. Cách chữa trị có dịp tôi đã chia sẻ với các bác rồi đó! đại ý là nhốt lông thấp (kiểu lồng các bác trong Miền Nam hay nuôi mồi đất, rồi dùng áo lồng phủ phần đỉnh lồng và treo thấp ngang tầm ngực người lớn, phía đối diện với người nên bỏ trống áo lồng và treo chỗ thoáng, chim thấy ngưới sẽ tím cách chui ra chứ không ngoái nữa! Kết hợp với việc nuôi tốt bằng chăm tắm nắng, hạ thổ, B1, thóc tốt (đều) tuần định kì cho ăn lạc hoặc vừng một lần bổ sung,...
    Nên phòng bệnh hơn là chữa, nếu không may chim bị tật này thì chữa như trên hiệu quả chữa bệnh rất cao!
    Chúc mọi người luôn vui vẻ!

Trang 1 của 2 12 CuốiCuối

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •