Kết quả 1 đến 4 của 4
  1. #1
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

    Gà nòi và từ trường!

    Thân chào các bác.

    Mình củng có sở thích nuôi nòi. Mình nuôi củng nhiều nơi: Long Khánh, Mỹ Tho.

    Mình thấy có điểm lạ. Không biếc có bác nào gặp cảnh này chưa.

    Vì đất ở Mỹ Tho của mình có đường dây cao thế 250KV chạy qua. Nói chung chuồng gà cách đường dây khoảng 15 mét. Những con gà của mình nuôi ở đây nó có biểu hiện rất hung hãn: hay cắn và đá người. Mặc dù trước kia mình nuôi ở long khánh (nơi ko có điện đi qua) thì không hung hãn như vậy.

    Nếu nó sổ thì đá như điên và lối đá nhìn rất điên dại. Những con có lối đá canh nạp hay canh chặn củng có xu hướng sang nạp lùa. Những con gà khi ở chổ khác nó rất nhác, có con lỏn lẽn nữa nhưng về đây thì bắt đầu có biểu hiện hung dữ và khó kiểm soát. Mình không biết từ trường của dòng điện có ảnh hưởng đến sinh lý của gà hay không?

    Mình củng lôi gà ra tắm rữa. Vì chuồng lộ thiên nên ánh nắng vào chuồng, chuồng nền cát, thoáng mát và cao ráo. Nhưng tình hình không giảm.

    Nói thật mình củng không thích nuôi gà ở đây vì tiện cái nó là gần xưởng và kho của mình, mà diện tích đường dây đi qua thì rất lớn gần 1000 m2 không thể làm gì, bỏ không thì thấy tiếc.

    Gà mái củng vậy chứ không chỉ gà trống. Gà mái mà vào chuồng lấy trứng nó củng đá.

    Chế độ ăn nuống đầy đủ tinh bột, đạm, khoáng chất và vitamin. Chuống khá rộng khoảng 2m x 2m x 2m. Mình cho ăn như sau: 2 phần lúa + 01 phần gạo lức + 01 phần bắp + 0.5 phần thức ăn.

    Có bác nào có cách làm cho gà bớt hung hãn và đằm tính lại thì chỉ cho cách mình với.

    Thân chào!

  2. #2
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Chắc chắn từ trường của đường dây cao thế tạo ra đều ảnh hưởng đến cơ thể của các sinh vật hữu cơ(trong đó có con người). Mình đọc thấy ở đâu có 1 vài giải thích chung bạn xem và tự nhận định.
    Các ảnh hưởng của Từ trường của dòng điện cao thế.
    c. Ảnh hưởng vành ngoài
    Quanh các dây điện cao thế, không khí bị ion hoá khiến các phân tử của nó biến thành ion. Từ đó không khí trở nên có tính dẫn điện và tạo quanh dây điện một màn bọc khí dẫn điện mà đường kính tùy thuộc vào nhiều yếu tố và bị hạn chế bởi dòng điện xoay chiều.
    Dọc đường dây phát sinh những tia phóng điện vào không khí kèm tiếng nổ và ánh sáng tím thấy được trong đêm tối. Đó là hiện tượng phóng điện hào quang, sự phóng điện quanh dây điện tạo ảnh hưởng vành ngoài (effet corona). Cường độ của sự phóng điện này tùy thuộc vào điện thế, đường kính dây điện và bề mặt của chất dẫn. Mưa, sương mù và tuyết làm gia tăng đáng kể việc hình thành các điểm phóng điện hào quang. Hiện tượng tương tự cũng xảy ra dọc các dây chuyền cách điện tốt, nó sẽ mạnh thêm nếu có sự tiếp xúc xấu với thanh kim loại hay nếu các cách điện bị lỏng hoặc hư hỏng.
    Ảnh hưởng vành ngoài này là nguyên nhân tạo ra tổn thất công suất điện, ô nhiễm khí quyển, các tiếng ồn và các nhiễu truyền tải.
    – Tổn thất công suất tăng khi thời tiết ẩm ướt hay sương mù.
    – Ô nhiễm môi trường gia tăng gấp đôi: tạo ra ozone và oxyde azote.
    – Phóng điện hào quang giải phóng électron năng lượng cao biến oxygène trong không khí thành ozone 3 O2 2 O3
    Ozone là chất khí với năng lượng rất nhỏ trong thiên nhiên nhất là sau cơn dông. Ở thượng tầng khí quyển một lớp ozone lọc các tia cực tím của mặt trời. Một sự tập trung khoảng 50 ppb (50 phần tỷ) tạo héo úa cho cây cối. Đối với loài người đây là tác nhân làm sưng phổi.
    Ảnh hưởng vành ngoài tạo ra oxyde azote dẫn đến sự hoà hợp azode và ozygène trong không gian. Trong không khí ẩm, loại hơi màu đỏ này tạo ra acide nitreux và acide nitrique tùy sự phản ứng:
    N2 + O2 2 NO
    2 NO + O2 2 NO2
    2 NO2 + HH2O HNO2 + HNO3
    – Các tia phóng điện nhỏ dọc theo đường dây tạo một tiếng động nhất định. Cường độ của nó mạnh nhất và như được khuếch đại lúc ở gần các chuỗi sứ cách điện. Cư dân sống cạnh đường dây cao thế thường nghe tiếng ồn này vào buổi tối. Ở chiều cao 25 đến 125m, tiếng ồn đường dây cao thế dao động giữa 40 và 50 décibel. Nếu khách vãng lai không nhận ra tiếng động này thì đối với cư dân việc lặp đi lặp lại tiếng động này trở thành cực hình cho cuộc sống.
    – Cuối cùng, ảnh hưởng vành ngoài là tác nhân của các nhiễu trong những máy thu thanh, thu hình mà tần số nằm trong khoảng vài mégahertz và trải dài khá xa ở đầu này cũng như đầu kia.
    d. Các ảnh hưởng thứ cấp
    Các ion tự nhiên của không khí bị phá hủy hoàn toàn cạnh các đường dây cao thế. Các trường điện xoay chiều triệt tiêu ảnh hưởng của lực Coulomb tránh được sự ion hoá tức khắc của cặp ion vừa được hình thành. Theo Giáo sư Métadier thì kết quả là có một loại không khí nghèo oxion, đó là các vitamine của không khí.
    Toàn bộ các biến đổi đã được khảo cứu có thể tạo ra những ảnh hưởng rất khác biệt tùy thuộc vào vị trí, địa hình, dưới lòng đất, một số vi khí hậu. Ví dụ sự hiện diện của các khối đá mang tính sắt từ dưới lòng đất có thể tạo cảm ứng những dòng điện gây nhiễu.
    Trung tâm nghiên cứu địa cực Pháp ở Beauce bị buộc phải dời đi sau việc điện hoá đường tàu hoả Paris-Orléans nằm cách đó cả 40km. Điều này chứng tỏ rằng các vi năng lượng địa cực bị xáo trộn với một khoảng cách thật xa.
    e. Thời gian chịu sự tác động
    Các qui tắc hiện hành buộc trường điện tại các khu vực có người ở phải dưới 5000 V/m.
    Thời gian mà cư dân phải chịu tác động tại các trường điện cao thường không kéo dài lâu. Theo một số Ủy ban điều tra ở Pháp (thường được các cơ quan điện lực tài trợ về mặt tài chính, thì thời gian tiếp xúc với một trường điện cao hơn 1000 V/m chỉ có 0,3% đối với con người và 2,5% cho các loài bò. Thời gian có mặt trong một trường cảm ứng từ tính vượt quá 25 microteslas chỉ là 0,024% cho con người.
    Không có bất cứ qui tắc nào liên quan đến từ trường mà được xem là quá yếu để tạo những ảnh hưởng xấu. Các nhà chuyên môn tránh né mọi tranh luận đưa đến việc so sánh với các điện từ trường sản sinh từ các động cơ điện từ có thể cùng giá trị hoặc cao hơn.
    3. Các ảnh hưỡng sinh học
    Mọi hiện tượng sinh học đều có mối liên hệ với chu kỳ thiên văn, khí tượng, thời tiết và địa cực. Tính không cộng hưởng với nhịp điệu vũ trụ tạo nên sự mất cân đối và dẫn đến tật bệnh. Tất cả những gì sống trên địa cầu đều có mối liên hệ với năng lượng từ vũ trụ. Trường điện của dãy Ngân hà được ước lượng vào khoảng 10 Tera-ampère. Khi sự đồng bộ, sự cộng hưởng hay sự kết hợp giữa vũ trụ và một bộ phận trong cơ thể bị lệch đi, bệnh tật sẽ xuất hiện.
    Ta biết rằng nhịp sống của một con gián tùy thuộc vào hormone bí mật nằm trong một hạch gần cuống họng chịu tác động của ánh sáng từ đơn nhãn của côn trùng. Hay nếu hạch của con gián bệnh được đặt trên một con gián khác với nhịp tự nhiên đã bị thay đổi một cách nhân tạo, các mầm móng ung thư sẽ xảy ra trong cuống họng. Tương tự nếu ta đặt một quả trứng để ấp dưới một sóng tần số thấp thì việc nở sẽ không xảy ra được.
    Bởi vậy, con người từ khi có mặt trên địa cầu đã được chương trình hoá để sống trong một trường điện từ nào đó:
    – Có những bộ phận riêng biệt để thích nghi với lối sống và các thay đổi của trường từ địa cực.
    – Hình thể xoắn đinh ốc của các phân tử ADN tương ứng chính xác với một dao động tần số thấp.
    Các khảo cứu ở Mỹ (Becker và Marino, Adey) và Tây Ban Nha (Delgado) xác nhận là sức khoẻ bị tác động bất lợi khi sống ở cạnh đường điện cao thế, đặc biệt:
    – Não bộ phát ra sóng điện từ chậm, tần số thấp nên khá nhạy cảm với các bức xạ tần số gần với hệ thống 50 Hz.
    – Hiện diện tại các trường trong thời gian lâu dài, chỉ vài microteslas cho từ trường và vài chục V/m cho trường điện cũng tạo xáo trộn cho hệ thần kinh và gây ung thư.
    Trích từ chỗ này: http://nangluongphongthuy.com/chi-ti...260a180399.htm

  3. #3
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Cái này mình cũng đã bị qua, hồi trước úp gà dưới đường cao thế, ngày nào 2 cái tay cũng te tua. Nhưng sau khi đổi sang chuồng chỗ khác thì gà điềm đạm trở lại. Suy ra, mấy con gà nạp lùa, đá nhiều chân xách nuôi dưới đường điện cao thế là khỏi xài thuốc kích thích [IMG]http://www.*****************/forum/images/smilies/biggrin.png[/IMG]

  4. #4
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    379
    Mấy hôm nay bắt gà con củng bị cắn nữa. Không biết nuôi lâu dài có vấn đề gì không? Mình mới nuôi có 8 tháng thôi.

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •