Đệm bông ép là loại đệm được các gia đình Việt ưa chuộng nhất hiện nay, chiếc đệm này sở hữu nhiều tính năng vượt trội, mà giá thành của đệm lại rẻ. Thế nhưng vấn đề vệ sinh đệm bông ép tại sao cần phải thực hiện thường xuyên lại là điều mà không phải ai cũng đã biết.
Bụi bẩn từ trong không khí, hay vết bẩn do đồ ăn, thức uống hay vết nước tiểu của trẻ nhỏ có thể là nguyên nhân gây ra những vết bẩn cho chiếc đệm nhà bạn. Để đảm bảo cho đệm luôn được giữ khô thoáng, sạch sẽ thì cần phải giặt, làm sạch đệm. Hãy cùng tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết sau đây.
Tại sao cần phải vệ sinh đệm bông ép?
Những chiếc đệm dễ bị bám bụi
Đệm thường được cấu tạo lớp áo bọc đệm được làm từ các chất liệu như vải, nỉ, bông, mút. Do đó chỉ sau một thời gian ngắn sử dụng, đệm sẽ xuất hiện rất nhiều bụi bẩn bám vào. Việc đó không những làm cho không khí trong phòng ngủ bí bách, ngột ngạt hơn. Mà chúng còn là tác nhân gây ra một số vấn đề liên quan tới hệ hô hấp. Cho nên cần phải loại bỏ bụi bẩn bằng cách vệ sinh đệm bông ép, để giúp cho chiếc đệm luôn được đảm bảo sạch sẽ và không khí cũng trở nên trong lành hơn.
Loại bỏ các vết bẩn cứng đầu, nấm mốc
Đệm có thể xuất hiện các vết bẩn, vết ố do đồ ăn, thức uống người dùng vô tình làm dính ra đệm, hoặc nước tiểu của trẻ nhỏ, trong suốt quá trình sử dụng chắc chắn không thể tránh khỏi việc này. Do đó ngay khi đệm bị bẩn hãy nhanh chóng giặt, vệ sinh đệm để loại bỏ các vết bẩn. Bởi những vết bẩn này càng để lâu chúng lại càng thấm sâu hơn vào bên trong đệm. Không những thế nếu để lâu còn gây ra các vết nấm mốc, khi đó lại càng rất khó để làm sạch. Nếu người dùng bận rộn, không có thời gian cho việc vệ sinh đệm thì để cho hiệu quả làm sạch đệm tới hơn, hãy sử dụng tới dịch vụ giặt đệm bông ép chuyên nghiệp để được xử lý thích hợp nhất với từng loại vết bẩn.
Đệm chứa nhiều vi khuẩn, côn trùng
Đặc thù thời tiết nóng ẩm của Việt Nam, với độ ẩm quanh năm rất cao, cho nên đệm ngủ lại tạo thành môi trường thuận lợi để cho các loại vi khuẩn cũng như rệp, bọ sinh sôi và phát triển. Từ đó sức khỏe phải chịu rất nhiều ảnh hưởng. Người dùng có thể sẽ phải gặp một số vấn đề như viêm da dị ứng, nổi mẩn ngứa, ho, hen suyễn,... Đặc biệt đối với các gia đình có trẻ nhỏ thì vấn đề làm sạch và vệ sinh đệm thường xuyên, cũng như cách sử dụng và bảo quản lại càng cần phải được chú trọng. Bởi đối tượng trẻ em thường có cơ thể rất nhạy cảm, nếu chiếc đệm kém vệ sinh sẽ gây ảnh hưởng tới sự phát triển thuận lợi cả về thể chất lẫn tinh thần.
Gia tăng tuổi thọ sử dụng đệm
Tuổi thọ sử dụng của những chiếc đệm sẽ bị suy giảm đáng kể, nếu như người dùng để cho các vết bẩn, ố vàng và vi khuẩn, rệp, bọ tồn tại lâu ngày trên đệm. Bên cạnh đó nếu như mồ hôi hoặc đồ uống khi thấm sâu vào trong đệm, sẽ làm biến đổi cấu trúc của các sợi vải hay trên bề mặt đệm cao su. Về lâu dài, chất lượng của đệm sẽ không còn được như ban đầu, nghiêm trọng hơn còn gây hư hỏng dẫn tới việc phải thay mới đệm hoàn toàn.
Mang đến giấc ngủ hoàn hảo
Nếu ngủ trên một chiếc đệm đảm bảo sạch sẽ, thông thoáng cùng tính êm ái thì chắc chắn người dùng sẽ sở hữu được những giấc ngủ ngon và thoải mái nhất. Khi đệm không xuất hiện các tình trạng như bụi bẩn, nấm mốc, các vết ố cứng đầu thì có thể hoàn toàn yên tâm vì sức khỏe sẽ được bảo vệ tối đa. Và đây cũng chính là một trong những tiêu chí quyết định tới việc, sẽ đem lại năng lượng và tinh thần cho một ngày dài làm việc mệt mỏi. Sau mỗi giấc ngủ sẽ không bị uể oải, hay cảm giác khó chịu nữa.
Cách vệ sinh đệm bông ép
Đệm bông ép được cấu tạo từ chất liệu bông xơ Polyester, được ép cách nhiệt tạo thành khối. Do đó khi giặt vệ sinh đệm bông ép không thể làm bằng cách thông thường đổ nước và bột giặt trực tiếp vào đệm giống như giặt quần áo thông thường. Cấu tạo đệm bông ép có 2 phần bao gồm vỏ đệm, và ruột đệm, các bước giặt đệm bông ép cơ bản đó là:
Giặt vỏ đệm
Tháo rời vỏ đệm và nên ngâm nước ấm pha cùng một lượng xà phòng nhỏ, sau đó vò nhẹ bằng tay thông thường hoặc giặt máy ở chế độ giặt nhẹ, cần lưu ý kéo kín phần khóa trước khi cho vào máy giặt
Giặt ruột đệm bông ép
Để vệ sinh ruột đệm bông ép chỉ nên dùng gậy đập vào bề mặt đệm để bụi bẩn bên trong đệm bay ra ngoài, tiếp theo sử dụng máy hút bụi để hút sạch bụi và những sợi bông được loại bỏ ra ngoài. Nếu gia đình bạn không có máy hút bụi, thì có thể thay thế bằng cách dùng một chiếc khăn thấm nước để phủ lên bề mặt đệm rồi đập, như vậy bụi khi bay ra sẽ bám vào khăn ướt và được loại bỏ ra ngoài. Cuối cùng sau khi đã hoàn thành các bước làm sạch thì mang đệm đi phơi tại nơi khô ráo, thoáng gió. Nhưng chú ý không được phơi trực tiếp dưới nắng to.
Để xử lý vết nước tiểu của trẻ, ngay khi mới tè ra đệm chỉ cần lấy máy sấy để sấy qua nếu chiếc đệm của gia đình là đệm mỏng, khi đó đệm sẽ được khô ráo sạch sẽ ngay. Còn với những loại đệm dày hơn thì cần vệ sinh phức tạp hơn. Đó là dùng khăn hoặc giấy khô thấm hết nước trên bề mặt đệm, sau đó đổ cồn vào chỗ ướt, để một lúc cồn khô là được. Đối với vết bẩn là máu, người dùng có thể đổ dung dịch oxi già trực tiếp vào vết bẩn sau đó đem phơi nơi khô ráo thoáng gió hoặc làm khô bằng máy sấy.


Nguồn: vesinhdem.vn