Trang 1 của 5 123 ... CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 49
  1. #1
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

    Bể của David Phuong - phiên bản 2.0

    Trước hết xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến chú Tienbm, anh Hovaten cùng các anh chị khác trong diễn đàn đã giúp đỡ hết sức nhiệt tình cho DP. Càng chơi càng thấy đam mê. Đấy có lẽ cũng không phải suy nghĩ của riêng DP mà là của hầu hết những người chơi thủy sinh. Như vậy là sau 1 bể đầu không mấy thành công, giờ đây DP đã setup lại bể 1 cách hoàn toàn mới. Trước hết hãy nhìn lại vài hình ảnh của bể đầu tay:

    Cây cối tạp nham, cắm không chú ý đến bố cục gì mấy. Ánh sáng yếu, ko đều.


    Dùng nền nham thạch hạt to mặt trên và nền dưới tự trộn theo các hướng dẫn trên diễn đàn. Thất bại trong việc trồng Trân Châu Cuba và Trân Châu Nhật


    Sau 1 tháng setup, ngoại trừ Đại bảo tháp và Diệp tài hồng lá tròn phát triển tốt, hầu hết các cây còn lại đều chết dần chết mòn hoặc sống nhưng trong tình trạng vô cùng yếu ớt.


    Như vậy trên là vài hình ảnh của bể đầu tay của DP. Sau khi đúc rút nhiều kinh nghiệm hữu ích và với sự tiếp sức cũng như lòng nhiệt tình không ngừng của các bậc đi trước, đây là bể thứ 2 của DP setup lại trên nền bể đầu tay. Phần nền dưới hoàn toàn không thay đổi, chỉ bóc bỏ lớp nham thạch hạt to mà thay bằng sỏi hạt nhỏ. Cây cối đã được chọn lọc và trồng có ý đồ hơn. Cách bố cục đá và lũa cũng có nhiều cố gắng thay đổi hơn trước với tiêu điểm là khúc lũa buộc Java Moss, Peacock Moss, Belgium Moss và 1 loại không biết có phải Xmass Moss không bám dầy trên lũa.



    Phía 2 đầu lũa là 2 nhóm đá trầm tích trong đó đầu bên phải thực ra là để lũa xuống do đầu phía đó lúc ngâm nước cho lũa không để ngập nên chưa chìm hẳn. Đầu bên trái thì để dựng đứng viên đá trông cho có vẻ Ngũ Hành Sơn ^^




    Cốc trộn CO2 đã bỏ cốc thủy tinh xoắn vì lượng CO2 thất thoát hơi nhiều, thay bằng loại cốc kín có cánh quạt này khá hay mà lại đẹp, nhỏ xinh, kiêm luôn cả chức năng đếm giọt cực chuẩn.


    Với bể mới này, DP có nhiều thuận lợi hơn trong việc trồng Trân Châu Nhật và hiện nay cây đã sống tốt, đẻ nhánh, mọc rễ trắng và các nhánh đều có xu hướng bỏ. Như vậy việc bóc bỏ nham thạch hạt to và thay bằng sỏi mịn đã đạt kết quả tốt. Hiện đang thử nghiệm 2 thảm Riccia ở 2 bên như các bạn đã thấy bằng cách buộc Riccia vào lưới inox. Bể lần này sau khi setup xong cách đây gần 3 tuần không dùng lọc vì chưa làm được. Có sử dụng lọc ngoài Made in HVT rất tốt nhưng vì muốn tạo dòng chảy mạnh nên hiện nay đã thay bằng lọc ngoài công nghiệp. Chất lượng nước như các bạn đang xem (đã 4 ngày chưa thay nước). Các cây chính trong bể là Ngưu Mao Chiên, Diệp Tài Hồng lá tròn, Tiêu Thảo tím lá xoăn, Đại Bảo Tháp, Trân Châu Nhật và các loại moss. Cư dân hiện nay chỉ có tép RC và 4 con Bảy Màu mini (do đàn Bảy Màu thả vào để diệt rêu sinh ra chứ không nuôi. Sau 10 ngày không có lọc và bể setup lại nên rêu bùng phát, phải dùng 20 con Bảy Màu để diệt rêu, sau khi diệt xong đã tống khứ không thương tiếc).



    Vị trí đặt bể vẫn như cũ


  2. #2
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    @
    chúc mừng chúc mừng !
    chuyển cục lũa dịch lên trên 1 chút , đằng sau ( hậu cảnh ) làm một bụi diệp tài lá kim hay vảy ốc hồng để che bớt sáng bảo vệ cành lũa khi bể mới setup
    ........

  3. #3
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    3
    So với bể cũ chỉ có 2 đèn ống bé 7W (dẫn tới hậu quả là các cây Hồng Liễu, La Hán đỏ đi đứt hết),bể mới được tăng cường 3 đèn 15W với máng đèn Atman hiện nay tạo ánh sáng mạnh, đều và hiểu quả tép RC lên màu rất đẹp ^^, Đại Bảo Tháp xanh rì cùng với Trân Châu Nhật đang bò.

    Bình CO2 đã được thay van xoay tại Trường Chinh và dùng van điều áp CO2 xịn (cái này đắt dã man, chắc em bị chém nhưng được cái dùng rất tốt mà nhìn lại hoành tráng).

    Vừa thử độ PH và NO2 của nước trong bể, kết quả PH là 7.5, NO2 là 0.8 mg/l (cao hơn so với lần setup trước đây - có lẽ đây là hậu quả của việc 3 tuần không dùng lọc và loại bỏ nham thạch)


    Dưới đây là 1 bể nhỏ nuôi tép RC xin được. Bể chiều dài chỉ có 30 cm. Trong bể chỉ có 1 cành lũa và 1 cục đá trầm tích tất cả đều buộc các loại moss.




    Cư dân chính trong bể


  4. #4
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Bạn đã có ý định đặt tên cho bể to của bạn chưa ? mình gợi ý nhé.... trông rất giống "Hai con Trâu húc nhau"
    Vọt thôi, không bình loạn kẻo bể......... đầu.

  5. #5
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    bể đẹp quá!Chúc mừng DP.Nhưng tôi vẫn băm khoăn là rất nhiều người chơi thủy sinh đều ca ngợi nham thạch,sao ở bể 1 DP lại bỏ ?Có thể cây không phát triển vì các yếu tố khác???nham thạch to quá ??? Nếu dùng nham thạch thìtheo DP nên xử lý thế nào? Cám ơn vì đã SHARE !

  6. #6
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi Aqua.Paradise
    Bạn đã có ý định đặt tên cho bể to của bạn chưa ? mình gợi ý nhé.... trông rất giống "Hai con Trâu húc nhau"
    Vọt thôi, không bình loạn kẻo bể......... đầu.
    Mình thấy đặt tên hồ như bạn A-P cũng hay đấy
    Chạy thôi kẻo trâu hút bể đầu đó.

  7. #7
    Ngày tham gia
    Feb 2016
    Bài viết
    0
    Bể thưa quá bạn à....sao bạn ko trồng nhiều cây lên 1 chút, bên cạnh đó, việc kế hợp đá và gỗ cũng rất khó...Chúc bể mau đẹp nhé...[IMG]http://www.*****************/forum/images/smilies/biggrin.png[/IMG]
    p/s: bạn cho 1 tấm cận cảnh của Trân Châu Nhật đc ko?
    Thân chào.

  8. #8
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    bon chen góp ý xíu nha, chỉ là để tham khảo thôi ha.
    Mình đang định nói nó giống quan gánh thì các bác kia nói 2 con trâu húc nhau, nhìn kỹ lại...[IMG]http://www.*****************/forum/images/smilies/biggrin.png[/IMG] đúng là giàu trí tưởng tượng [IMG]http://www.*****************/forum/images/smilies/biggrin.png[/IMG]
    Trước tiên, lũa của bạn đẹp nhỉ, nhất là cục trong bể nhỏ, rất có dáng, nhìn sống động ghê. Có điều hồ lớn mình đang có cảm giác 2 bên gần như cân bằng, cục lũa bắc ngang, mỗi bên 1 ít đá, tiền cảnh mỗi bên cũng 1 vỉ gì đó mình nhìn ko rõ nên ko biết cây gì, phía trong bạn trồng cỏ gì đó cũng thẳng thành 2 hàng, tất cả tạo nên sự cân bằng tương đối về thị giác. Cách khắc phục nếu bạn muốn theo mình thì nên phát triển nhánh bên phải, vì hiện nay bên phía này cũng thấy nặng hơn, trồng 1 ít cây gì thấp thấp tạo khóm nhỏ nhô ra khỏi mấy cục đá 1 ít, mé trái thì trồng thêm cây hậu cảnh để đưa nó về sâu hơn 1 chút, đại loại là như vậy. Chỉ là ý kiến chủ quan thôi bạn nhé, chúc bạn có hồ đẹp.
    À, dàn thiết bị thây pro ghê, bạn đầu tư cũng dữ wa hah, cho mình hỏi chi tiết về cái cốc có quạt để đánh tan Co2 được ko bạn.

  9. #9
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Bác DAVID PHUONG cho tôi hỏi với, bể bác kích thước bao nhiêu vậy? máng Atman đó chiều dài bao nhiêu ạ, giá cả của nó thế nào? bác mua ở đâu vậy? tôi cũng đang định tìm cái máng như thế.
    Bể của bác một thời gian nữa khi rêu và Ricca phát triển sẽ đẹp đấy, tuy nhiên Ricca hơi ít, vả lại nền dùng sỏi màu sáng quá nên hơi chói và không tự nhiên lắm bác ạ, cái cốc CO2 như của bác không rõ hiệu quả đến đâu nhưng tôi thấy nếu bạn giấu được nó ra đằng sau có khi hay hơn, tức là quay dọc với chiều dài bể ấy, rồi làm 1 bụi Diệp Tài Hồng lá tròn của TQ, cao, trồng che nó đi, mình thấy cây này AG đang bán, rất rẻ mà màu đẹp. Tôi thì tôi mua luôn 1 bộ có cả thanh CO2 và cốc trộn luôn, nó bé bé nên dễ giấu đi. Bạn dùng lọc gì vậy? Atman EF à? sao ống của nó lại có màu xanh nhỉ? [IMG]http://www.*****************/forum/images/smilies/smile.png[/IMG] vài lời góp ý, có gì mong bác thông cảm nhé .

  10. #10
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Mình là người thích nhìn những cái gì cân bằng đối xứng nên thích cách bố cục như vậy. Thực tế nhìn ở bể cũng không đều đều quá như vậy đâu vì khúc lũa có nhiều điểm nhấn tương đối, tuy nhiên vì máy ảnh hơi chán nên chỉ lên được hình có như vậy. Sẽ thử thay đổi bằng cách trồng thêm cây xem sao.

    Về cái cốc CO2 đó chẳng qua chỉ là 1 cốc nhựa có đường truyền CO2. Ưu điểm là nhỏ gọn, đẹp, kín, bảo đảm 100% CO2 được hòa tan. Nhưng nhược điểm là phải lắp kèm thêm 1 máy bơm cho nên sẽ tốn điện hơn và tốn không gian bể hơn. Dưới đây là hình chi tiết của nó.



    Đầu nối CO2: được nối trực tiếp với ống từ bình ra.
    Ống xả của máy bơm: máy bơm xả nước vào cốc ở đây, áp lực nước này vừa làm xoay cánh quạt vừa đẩy phần nước đã được hòa tan CO2 ra ngoài, có thể chỉnh áp lực nước yếu hoặc mạnh trên máy bơm.
    Cánh quạt đánh tan CO2: cánh quạt xoay trên trục tĩnh, hoàn toàn thụ động, phải có áp lực nước mới quay được
    Đầu nhả khí CO2 kiêm đếm giọt: sau khi khí vào cốc ở trên sẽ được dẫn xuống đây rồi nhả ra từng giọt, khi bay lên trên sau đó sẽ được hòa tan bởi cánh quạt và áp lực xoáy nước từ máy bơm.
    Khe nước xả ra bể: có 2 khe đối xứng nhau giúp lượng nước đã hòa tan CO2 phát tán ra bể.

Trang 1 của 5 123 ... CuốiCuối

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •