Trang 5 của 8 Đầu tiênĐầu tiên ... 34567 ... CuốiCuối
Kết quả 41 đến 50 của 78
  1. #41
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Một anh chàng thanh lịch – Labeo bicolor:


    Đôi bạn cùng tiến:


    Chân dung:





  2. #42
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi GoldenCanary
    Botia không ăn rêu! Chúng ăn giun!
    Lưu í bạn nào muốn nuôi botia là:
    1- Botia không thực sự thích hợp với bể thủy sinh nhiều cây. Khi lớn chúng thường có thói quen sục nền tìm giun để ăn, do vậy sẽ làm đục nền (nhất là nền đất, đất sét...) và trốc gốc nhiều loại thủy sinh rễ yếu!
    2- Botia cực kì khó tập luyện với thức ăn khô, cho dù đó là thức ăn dành riêng cho cá tầng đáy cũng vậy nốt! Muốn nuôi botia khỏe mạnh, phát triển, nhất định phải cho ăn giun (trùng huyết, trùn chỉ....). Nếu không, viễn cảnh nhịn ăn, ốm mo gầy mòn dần rồi chết sẽ gần như là tất yếu!
    Chết em rồi chị GC ơi! Em vừa mua xong 1 đôi Biota thì đọc được bài của chị [IMG]http://www.*****************/forum/images/smilies/sad.gif[/IMG] . Những điều chị nêu em dính hết: bể nhiều cây, nền đất sét, cho cá ăn toàn thức ăn khô...[IMG]http://www.*****************/forum/images/smilies/20.gif[/IMG] . Em phải làm sao bây giờ hả chị?

  3. #43
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    đôi cá của anh có to ko nếu nhỏ nhỏ thì hiện tại chưa sao vì cá bé mức độ tàn phá ko khốc liệt lắm...tuy nhiên đến khi cá to to thì phải cẩn thận hơn à..mà em thấy nếu để cái khay giun gần đáy hơn thì lũ cá có thể bơi lên đớp giun rất dễ dàng mà !! ko lo thức ăn lém !!

  4. #44
    Ngày tham gia
    Oct 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi sanipriya
    chị GC ời, cá đĩa nhà chị bị "thâm kim" rồi hay tại phân nước? thằng Labeo bicolor này đẹp thiệt, tính nết nó thế nào chị?
    Tình trạng lên tiêu thường gặp ở cá đĩa trong bể thủy sinh. Nguyên nhân tạm thời vấn chưa xác định được thật rõ ràng. Chỉ có thể tham khảo từ í kiến thực tế một số bạn chơi (codai, aquarius...):
    1. bể thủy sinh sử dụng nhiều đèn --> quá sáng so với môi trường sống tự nhiên của cá đĩa --> xuất hiện những đốm đen trên thân cá!
    2. chất lượng nước kém, cá không thích nghi, ốm bệnh... --> cũng xuất hiện muối tiêu.

    Trong trường hợp bể cá của GC: nhiệt độ ổn định 30độC, pH ổn định 7, thay nước đều đặn 1tuần/lần, nền trơ nên khả năng chất lượng nước "có vấn đề" cũng không nhiều, do vậy GC nghiêng nhiều về lí do 1: bể có ánh sáng nhiều hơn mức độ sáng cần thiết cho cá đĩa!

    Huớng khắc phục tạm thời: tắt bớt đèn bể!

    (nhưng khổ cái là bác trai ở nhà thì cứ bật đèn lên để ngắm cá cơ![IMG]http://www.*****************/forum/images/smilies/smile.png[/IMG] )

    Labeo bicolor là loại cá GC thích. Xem thêm trong box Cá trong bể thủy sinh nhé.

  5. #45
    Ngày tham gia
    Feb 2016
    Bài viết
    149
    @mynlove: Chúng nó chỉ mới to hơn ngón tay người lớn 1 tí thôi em ạ. Mà không biết mấy ông trời con này có ăn được trùng huyết đông lạnh không vậy?

  6. #46
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Biota có thể tập làm quen với thức ăn khô, thức ăn đông lạnh. khi ăn thức ăn khô sẽ bạc mầu. Tuổi thọ đạt đến 25 năm. Đào bới nền với niềm say mê kỳ lạ, dễ trở thành cơn ác mộng trong bể có cây TS
    @GC - Mig để ý thấy cá con chưa đến 2 năm tuổi thường bị muối tiêu, không biết vì tự nhiên hay sức khỏe chưa ổn định ?

  7. #47
    Ngày tham gia
    Feb 2016
    Bài viết
    12
    Vậy là em phải cho em nó ra hồ khác hả anh mig? [IMG]http://www.*****************/forum/images/smilies/sad.gif[/IMG]

  8. #48
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    2
    Cá đĩa có muối tiêu thật ra chủ yếu là di truyền , vẫn có những con pigeon blood hoàn toàn không có muối tiêu cho dù đang bệnh hay nuôi ngoài bể đầy nắng ! Bên cạnh đó là yếu tố cảnh quan môi trường hồ được phủ trắng hay vàng nhạt góp phần làm cá giãm tiêu ,ngược lại nếu hồ được phủ xanh dương hay đen cá tăng những đốm tiêu rất rõ ràng .Như vậy có thể có nhiều hơn hai yếu tố đã kể ở trên làm cá xuất hiện muối tiêu ! Các loại cá dĩa đỏ mà GC nói tới ít nhiều được lai tạo từ pigeon blood nên cũng có những đặc tính tương tự . Nếu ta nói chỉ do khả năng ngụy trang không thôi thì chưa đủ , bỡi cũng có loại cá dĩa trắng ( snow white ) cho dù nuôi trong yếu tố ngoại cảnh nào cũng không thay đổi màu sắc vốn có của nó (xin lưu ý là snow white không phải là cá bị bạch tạng ).

  9. #49
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi Mig29
    @GC - Mig để ý thấy cá con chưa đến 2 năm tuổi thường bị muối tiêu, không biết vì tự nhiên hay sức khỏe chưa ổn định ?
    GC cũng không rõ Mig ơi!
    Song có thực tế là cá đĩa lớn rồi, nhất là bồ câu hay các loại màu đỏ, đều bị lên muối tiêu sau một thời gian nuôi trong bể thủy sinh! Đến khi cho ra bể cá thường hoặc tắt bớt đèn trong bể thì tình trạng này giảm dần.
    GC đoán mò là có thể do sống trong môi trường cây cối một thời gian với ánh sáng rất mạnh (bể thủy sinh sáng mạnh hơn bể nuôi cá nhiều lần) nền chúng có xu hướng "hòa mình ngụy trang" vào môi trường sống --> xuất hiện các chấm đen trên thân cá! (như tắc kè í nhỉ?!)

    Ngoài ra, GC để í tình trạng chấm đen này cũng xuất hiện rất nhiều ở những con cá đĩa màu đỏ nếu nuôi chúng trong bể thường nhưng để ở chỗ có quá nhiều ánh sáng hoặc thường xuyên bị nắng chiếu vào. (tình hình này GC thấy ở những chú cá đĩa nhà bác Lãng, hihi!)

  10. #50
    Ngày tham gia
    Mar 2016
    Bài viết
    0
    Trông như socôla ý chị GC nhỉ? Mỗi lần cho ăn lại lấy 1 cục ra gõ vụn rồi mới cho cá ăn hả chị? Liệu cho cá ăn đồ lạnh (lúc còn đông lạnh) có ảnh hưởng gì tới sức khỏe và tiêu hóa của cá không?
    Món giun đông lạnh này cũng ghê chả kém khi dân chơi chim cất... sâu trong tủ lạnh.

Trang 5 của 8 Đầu tiênĐầu tiên ... 34567 ... CuốiCuối

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •